()

Thiết bị đo nhiệt độ và cảm biến thiết bị đo nhiệt độ

Thiết bị đo nhiệt độ không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Nếu bạn là một người bình thường có thể không quan tâm nhưng nếu là người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, bảo trì máy móc thì phải tìm hiểu về thiết bị này. Trên thị trường các sản phẩm đô nhiệt độ hiện đại thường sử dụng cảm biến nhiệt. Hãy cùng đi sâu về nó nhé.

Cảm biến thiết bị đo nhiệt độ là gì?

Các thiết bị đo nhiệt độ có vai trò đo chính xác nhiệt độ của môi trường, máy móc, sản phẩm. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà chọn thiết bị đo đúng với yêu cầu. Sản phẩm đo nhiệt độ thường thiết kế khả nhỏ gọn, hiện nay phổ biến là loại hiện số. Người dùng không phải tự đọc nữa mà nó hiện lên rõ ràng, thuận tiện cho việc giám sát.

Đồng hồ đo nhiệt độ hiển thị số sử dụng bộ cảm biến nhiệt. Tên chuyên ngành gọi là cảm biến Thermocouple. Cấu tạo củ chúng gồm hai loại vật liệu khác nhau được hàn lại ở một điểm duy nhất. Khi điểm giao nhau này trai qua sự thay đổi nhiệt độ thì điện áp được tạo ra. Điện áp đó sẽ dựa vào bảng tham chiếu của cặp nhiệt điện để tính toán nhiệt độ và hiển thị nhiệt độ lên.

Thiết bị đo nhiệt độ
Thiết bị đo nhiệt độ

Cảm biến nhiệt có rất nhiều loại. Mỗi loại sẽ hiển thị bảng nhiệt độ ở khoảng dao động khác nhau phù hợp với từng môi trường và mục đích sử dụng.

Các loại cảm biến trên thiết bị đo nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ Pt100- Pt500- Pt1000

Dòng cảm biến nhiệt PT được sử dụng phổ biến ở các nhà máy, các xí nghiệp vừa và nhỏ. Vì khả năng đo lường của nó ở mức cho phép sử dụng lâu bền. Đối với các kỹ sư, kỹ thuật viên trong nhà máy thì nó trở thành trợ thủ đắc lực trong công việc hàng ngày.

Công dụng của nó tất nhiên để đo lường nhiệt độ một cách chính xác và có khả năng truyền tín hiệu đến các thiết bị khác như bộ hiển thị giá trị đo được hay bộ phận điều khiển PLC.

Ứng dụng phổ biến trong công nghiệp như đo lường nhiệt độ nước nóng, nông sản, hoa quả, lò sấy…Tùy theo mức nhiệt cần đo mà có loại cảm biến phù hợp. Thường thang đo trong khoảng -200 – 600* C. Trong đó sử dụng phổ biến nhất là từ -50* – 400*C.

Cảm biến can thiệp K

Cảm biến sử dụng cặp nhiệt điện loại K có dãy đo nhiệt đọ cao hơn cảm biến PT. Nếu như cần đo nhiệt độ cao nhất thì có thể chọn dòng cảm biến này để tối ưu chi phí và đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ưu điểm của nó là độ bền cao, khoảng nhiệt độ phổ biến tại các nhà máy, xí nghiệp, hệ thống đường ống.

Dải nhiệt độ đo là từ -270* – 1200*C. Sai số tiêu chuẩn trong khoảng (+ -) 2,2*C hoặc 0,75%. Nhưng người dùng có thể tùy chọn sai số thấp nhất (+ -) 1,1*C hoặc 0,4%.

Sản phẩm được lựa chọn rộng rãi trong các nhà máy hiện nay là bộ hiể thị số nhiệt độ. Người dùng dễ dàng giám sát nhiệt độ khi đo đạc. Một dạng khác là bộ chuyển đổi tín hiệu thường dùng ứng dụng trong thông báo nhiệt độ có nguy hiểm tiềm tàng.

Cảm biến thiết bị đo nhiệt độ nhiệt J

Dòng cảm biến này có dải đo nhiệt độ phạm vi nhỏ từ -210 * – 760*. Nhưng về chi phí và độ tin cậy thì cũng tương đương với cảm biến nhiệt K.

Ứng dụng phổ biến trong các nhà máy xưởng may, thực phẩm nông sản.

Cảm biến nhiệt E

Trong các loại cảm biến nhiệt có độ tin cậy và đo lường chính xác nhất phải kể đến cảm biến nhiệt E. Nó chất lượng hơn cảm biến J và cảm biến K với dải nhiệt độ vừa phải từ 537*C. Dãy đo nhiệt độ dao động từ -270* – 870* C.

Sai số can nhiệt chỉ khoảng 1,7*C hoặc 0,5 %.

Cảm biến nhiệt N

Cảm biến này có thể so sánh tương tự như cảm biến K với độ chính xác giới hạn nhiệt độ như nhau. Nhưng giá thành thì lại đắt hơn một chút. Dao động đo nhiệt độ chỉ khoảng -270* – 392* nên có độ chính cao, sai số thấp.

Cảm biến nhiệt S

Cảm biến nhiệt S được ứng dụng rộng rãi nhất trong việc đo nhiệt độ tại các nhà máy công nghiệp. Nó thường được tìm thấy trong ngành công nghiệp sinh học, dược phẩm hay các lò hơi, lò đố nóng. Một số lĩnh vực cần do nhiệt độ ở mức thấp hơn vì có độ chính xác cao và độ bền vì được bảo vệ bởi lớp bên ngoài là gốm sứ.

Dãy đo nhiệt độ khoảng -50* – 1600*C. Tùy chọn sai số khoảng 0,6*C hoặc 0,1%. Nhiệt độ nó đưa ra có độ tin cậy cao.

Cảm biến nhiệt R

Nếu bạn cần thiết bị đo nhiệt độ ở mức rất cao thì nên sử dụng cảm biến nhiệt R. Tỷ lệ Rhdium cao hơn cảm biến S nên giá thành thì cao hơn nhiều. Thỉnh thoảng một số đơn vị cần đo nhiệt độ ở mức thấp cũng vẫn lựa chọn cảm biến này vì độ chính xác cao và tuổi thọ dài.

Dãy đo nhiệt độ từ -50* – 1500*C. Sai số vẫn chỉ khoảng 0,1%.

Cảm biến nhiệt B

Cảm biến nhiệt B được ứng dụng đo nhiệt độ rất cao. Nhất là trong các lò nung, công nghiệp gang thép, luyện kim. Đôi khi nó cũng được ứng dụng trong các máy kiểm tra độ bền nhiệt.

Nó có giới hạn nhiệt độ cao nhất trong cách dải nhiệt độ kể trên từ 0-1700*C. Sai số tùy chọn thấp nhất khoảng 0,25%.

Các loại cảm biến nhiệt kể trên đều là loại phổ biến trong thiết bị đo nhiệt độ hiện nay. Bản chất của chúng giống nhau về nguyên lý đo lường chỉ khác nhau duy nhất là vật liệu cấu thành nên cảm biến. Mỗi vật liệu cấu thành khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu đo lường nhiệt độ khác nhau. Ngoài ra còn có mức phí hợp lý cho các doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn.

Thiết bị đo nhiệt độ
Thiết bị đo nhiệt độ

Kinh nghiệm chọn mua cảm biến thiết bị đo nhiệt độ

Chọn thiết bị đo nhiệt độ tưởng đơn giản nhưng không hề dễ dàng. Nếu chọn sai thì khả năng nó không đáp ứng nhu cầu cũng như lãng phí chi phí đầu tư.

Do vậy, để lựa chọn thiết bị phù hợp dựa vào cảm biến đo nhiệt độ bạn hãy lưu ý.

  • Xác định rõ khoảng nhiệt độ mình cần đo là bao nhiêu, sử dụng trong môi trường nào. Từ đó lựa chọn cảm biến phù hợp với độ sai số thấp nhất. Không nên chọn cảm biến có độ chênh lệch nhiệt quá lớn.
  • Môi trường sẽ tác động đến độ bền của cảm biến, cụ thể là vật liệu cấu tạo nên cảm biến. Lưu ý đảm bảo môi trường không làm ăn mòn cảm biến.
  • Chiều dài cảm biến là bao nhiêu.
  • Có dùng ngõ ra analog 4-20ma hay không để thuận tiện cho quá trình sử dụng.

Thông thường, nếu bạn không phải là kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên ngành về bảo hành máy móc hay nhiệt độ thì không thể chọn được cảm biến nào phù hợp. Do vậy hãy liên hệ với bên tư vấn cung cấp thiết bị đo nhiệt độ chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn chọn được thiết bị nào phù hợp với điều kiện sử dụng và nhu cầu của mình.

Liên hệ 0903 418 369 để được tư vấn và báo giá thiết bị đo nhiệt độ của chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn

TRANG WEB: https://bangdientucongnghiep.com/

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Hãy bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.