Hệ thống quản lý sản lượng chuyền may trong công nghiệp

()

Quản lý sản lượng là một phần quan trọng trong công tác quản trị nhà máy. Là một trong những khâu tiên phong và quyết định quá trình quản trị mục tiêu doanh số cũng như mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp. Muốn đưa doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có những cách thức quản lý sản lượng sản xuất hiệu quả.

Quản lý sản lượng là gì?

Quản lý sản lượng là giám sát chủ động hoặc bị động chi tiết sản lượng hoặc phần trăm hoàn thành công việc của một bộ phận, đối tượng. Truyền dẫn và thu thập lên hệ thống, tiến hành thông báo hiển thị hoặc báo cáo cho người quản lý.

 

Quản lý sản lượng
Quản lý sản lượng

Vì sao cần phải quản lý sản lượng trong doanh nghiệp

Nếu không quản lý sản lượng, doanh nghiệp sẽ dễ bị thụt lùi và thất bại về doanh thu – chi phí. Một doanh nghiệp sản xuất ví dụ điển hình, công ty thiếu kế hoạch quản lý sản lượng sản xuất sẽ không nắm được nhu cầu của thị trường, không biết sản phẩm nào đang được ưu chuộng, kết quả sản phẩm đầu ra dư thừa, vừa mất chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất… Từ đó cho thấy rằng, quản lý sản lượng chính là chìa khóa thành công trong việc kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và  tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hệ thống Andon là một cách thức giúp các nhà quản trị quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà máy. Bằng hệ thống phần mềm và hệ thống thiết bị cảm biến, hệ thống cho phép kiểm soát đúng, đủ một cách chính xác và khách quan sản lượng sản xuất, đo lường sự hoạt động hiệu quả của các nguồn lực: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công theo thời gian thực. Từ đó, giúp các nhà quản lý đưa ra được kế hoạch sản xuất phù hợp trong từng giai đoạn.

 

bảng quản lý sản lượng may (3)
Hệ thống quản lý sản lượng trong doanh nghiệp

Hệ thống quản lý sản lượng này hoạt động như thế nào?

Tại các điểm QC có bộ nút bấm để đếm sản phẩm (có phân biệt sản phẩm đạt và sản phẩm lỗi). Các bộ đếm được kết nối đồng bộ thành 1 hệ thống

  • Mỗi sản phẩm đi qua, QC kiểm tra, bấm vào nút đếm Đạt hoặc Lỗi. Thông tin được ghi nhận và truyền về hệ thống phần mềm trung tâm.
  • Phần mềm ghi nhận sản lượng, thực hiện tính toán, gửi thông tin về các thiết bị hiển thị để hiển thị thông tin sản lượng tức thì. Tại các dây chuyền hoặc tại sảnh, khu vực quản lý sẽ có các màn hình giúp hiển thị thông tin về tiến độ hiện thời, tỷ lệ đáp ứng theo kế hoạch.
  • Phần mềm trung tâm có thể thiết lập chỉ tiêu hàng ngày hoặc từng ca sản xuất. Dữ liệu chỉ tiêu kế hoạch sẽ giúp việc đối chiếu về sản lượng thực tế nhanh chóng, trực quan.
  • Với việc QC bấm đếm sản phẩm đạt hoặc lỗi, hệ thống sẽ tính toán các tỷ lệ sản phẩm lỗi, và có thể hiển thị dạng đèn báo (đèn tháp nhiều màu) để thông báo tình trạng chất lượng hiện tại.
  • Đèn màu xanh tức chất lượng Đạt theo tỷ lệ đã xác định, đèn màu vàng tức là đã vượt ngưỡng nhưng trong phạm vi kiểm soát, đèn màu Đỏ là tỷ lệ lỗi quá cao, chất lượng không đạt, cần điều chỉnh ngay tức thời.

Giải pháp: 

  • Giúp Quản lý, quản đốc giám sát chặt chẽ từ chỉ tiêu, sản lượng và chất lượng thực tế theo thời gian thực, khả năng hoàn thành đơn hàng một cách liên tục và trực quan.
  • Kho dữ liệu được thu thập sẽ giúp quản lý giám sát, theo dõi và phân tích để có những quyết sách tốt nhất cho hoạt động sản xuất trong tương lai.
  • Giải pháp của chúng tôi đề xuất là việc kết nối các bộ đếm tại các dây chuyền, đồng bộ thông tin trong toàn nhà máy, nhà xưởng
  • Để theo dõi và kiểm soát liên tục theo thời gian thực, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra chất lượng.

Các giải pháp trên giúp cho doanh nghiệp, nhà máy tiết kiệm nhân công khi việc kiểm đếm và kiểm soát chất lượng được tập trung tại 1 đầu mối là QC.

Mục đích của quản lý sản lượng, doanh nghiệp cần quản lý sản lượng sản xuất để:

  • Kiểm soát số lượng sản phẩm đầu ra để tránh sản xuất quá ồ ạt hoặc khan hiếm sản phẩm
  • Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp
  • Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong công việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng

Nếu không quản lý sản lượng sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp rất dễ thụt lùi và thất bại về doanh thu. Thiếu kế hoạch sản xuất, không nắm bắt để thực hiện quản lý sản xuất, thực hiện sản xuất quá ồ ạt các sản phẩm ít được ưa chuộng, không phù hợp với phần đông khách hàng,… dẫn đến dư thừa, tồn kho sản phẩm, vừa mất chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi phí nhân công,… Tạo ra một khoản thua lỗ.

Vậy nên quản lý sản lượng trong sản xuất cũng là một phần của chìa khoá thành công trong công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này ngoài những nhân sự có tố chất thì một hệ thống trực tiếp giám sát và báo cáo liên tục cũng là giải pháp không tồi.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn

TRANG WEB: https://bangdientucongnghiep.com/

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Hãy bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *